Thủ Môn Nguyễn Thế Anh ( 1 )
Ngày Sinh 11 tháng 8 năm 1981 Nơi Sinh Thành phố Vinh, Nghệ An, Việt Nam
Khởi nghiệp từ tiền đạo
Trước khi đầu quân Ngân hàng Đông Á từ Sông Lam Nghệ An năm 2004, ít ai biết, Thế Anh từng sắm vai tiền đạo trong màu áo QK4, trước khi chuyển qua nghiệp đeo găng bất đắc dĩ.
Khi ấy, Thế Anh còn tập trong đội hình trẻ, và trong một buổi chia đôi đội hình của QK4, không may các thủ môn chính đều dính chấn thương, HLV đưa đôi găng cho Thế Anh và bảo, đó mới là vị trí của cậu. Thế Anh không ngần ngại nhận lời và bắt rất hay. Thế Anh "chết dí" trong khung gỗ kể từ đó.
Bắt đầu tập bóng đá ở lứa trẻ Quân Khu 4, tham gia đội U18 Quốc gia khu vực phía Bắc, sau đó là đầu quân cho độiSông Lam Nghệ An. Mới 18 tuổi, Thế Anh với lối chơi xông xáo kĩ thuật bắt bóng điêu luyện đã nhanh chóng được các huấn luyện viên chú ý ngay mùa đầu tiên. Sau giải, Anh đã được gọi vào đội dự tuyển quốc gia.Năm 2002, Thủ môn Nguyễn Thế Anh được huấn luyện viên Calisto triệu tập vào đội tuyển quốc gia Việt nam tham dự Tiger Cup 2002, nhưng phần lớn thời gian ở giải này anh bắt dự bị cho thủ thành Trần Minh Quang. Năm 2003 đánh dấu một mốc mới trong sự nghiệp của thủ môn Nguyễn Thế Anh khi anh được huấn luyện viên Riedl gọi vào Đội tuyển Olympic Việt Nam .
Thế Anh và chuyện kinh doanh
Vẫn đang chơi bóng ở B.Bình Dương, nhưng Thế Anh đăng ký lớp Đại học tại chức – Đại học Thể thao II, khóa K44 bóng đá chuyên sâu. Cũng được gần 3 năm- sáu học kỳ rồi. Một sự định hướng rất rõ ràng, khi Thế muốn tiếp tục gắn bó với quả bóng, sau khi giải nghệ. “Có thể đó chỉ là nghiệp gõ đầu trẻ, chứ không phải một HLV bóng đá chuyên nghiệp. Tôi muốn dạy bọn trẻ con đá bóng và lấy đó làm niềm vui, chứ đeo đuổi bóng đá đỉnh cao nhức đầu lắm. Sắp tới, tôi cũng sẽ theo học bằng C, B, A cho hành trang vào nghề” – Thế Anh chia sẻ.Sân bóng do Thế Anh đầu tư
Còn chuyện làm kinh tế, thì ai kinh doanh, lại không muốn sinh lời. Với Thế Anh, thì cái gì sinh lời là làm, tích cóp từ những đồng lẻ. Cổ phiếu (ít thôi) ở Mai Linh, đang rớt giá, thì anh quyết vẫn giữ đó, không bán. Chiếc xe Innova, những ngày Thế Anh bận thi đấu ở xa, thì cho những người có nhu cầu thuê lại. Đó là đội ngũ các Giám sát và trọng tài, thông qua mối quan hệ quen biết. “Cũng chỉ đủ tiền trả công cho tài xế và chăm sóc xe, nhưng được bao nhiêu hay bấy nhiêu”, Thế Anh cười tinh nghịch. Bản thân Thế Anh cũng thừa nhận, mình là một người tham lam.
“Doanh nhân Nguyễn Thế Anh”, tên gọi nghe lạ tai, nhưng trong tương lai gần thì đích thị là vậy. Từng chủ động đặt vấn đề với các thương hiệu thời trang như An Phước, Nike, nhận làm đại lý độc quyền tại Bình Dương; từng có ý định xin thêm chi nhánh của thương hiệu gà rán KFC…, tiếc là lại bất thành. Nhưng chỉ tính riêng những ý tưởng ấy cũng đảm bảo rằng, Thế Anh luôn luôn có trong đầu tư duy kinh tế. Tất cả cũng xuất phát từ nhu cầu của của mọi người mà Thế đúc kết suốt gần nửa thập niên sống ở đất Bình Dương. Thấy người Bình Dương, cứ phải lặn lội lên tận Sài Gòn để mua quần áo, dụng cụ chơi thể thao, thì anh có ngay ý tưởng muốn mở đại lý của các hãng thời trang có tiếng. Thủ Dầu Một chưa có tiệm KFC nào, Thế muốn tín chấp, lấy tên… Không biết Thế Anh thừa hưởng nó ở đâu (ba mẹ anh ở Nghệ An đều là những công chức), hay “bị nhiễm” từ người vợ Hồng Nhung vốn có lai lịch làm xuất nhập khẩu.Thế Anh đang chơi rất tốt tại CLB Bóng Đá XSKT Cần Thơ
Sau khi gia hạn 3 năm hợp đồng với B.BD (trên dưới 3 tỷ đồng), Thế Anh dồn hết vào mua đất với giá ưu đãi ở Bình Dương. Nhưng đất để đó mãi cũng phí, Thế Anh (cùng chủ sở hữu miếng đất bên cạnh), quyết định xây cấp Khu liên hợp thể thao. CLB thể thao Thế Anh ra đời không hề ngẫu nhiên chút nào. Anh nói: “Ở Bình Dương mới chỉ có vài cụm sân bóng cỏ nhân tạo và chắc chắn sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Sân bóng của Thế Anh (với dàn đèn đủ tiêu chuẩn, mặt cỏ 24 USD/mét vuông…) không chỉ là số 1 ở Bình Dương, mà chắc cũng chỉ thua sân bóng của VFF ngoài Hà Nội. Mục tiêu của CLB là phục vụ học sinh, các giải đấu trong khuôn khổ trường học... Xa hơn, tôi có thể mở các lớp bóng đá cho các em vui chơi bên cạnh việc học. Mỗi tuần vài buổi lên lớp thôi và có cả xe đưa rước luôn. Tôi làm những điều này vì niềm vui, đam mê nhưng tất nhiên cũng phải sinh lời nữa chứ?! Đó là một kế hoạch dài hơi nhưng rất nghiêm túc”.
Ngoài quỹ đất, thì chi phí cho mặt sân cỏ, dàn đèn, cũng như các yếu tố phụ cận khác của một sân bóng, cũng rất kha khá rồi. Dù chưa quyết toán, nhưng nếu việc hoàn thành các hạng mục kèm theo cho 2 sân bóng, cũng ngót 1,5 tỷ đồng rồi. Tạm thời, bên chủ đầu tư (một doanh nhân khác, cũng là chỗ quen biết làm ở Công ty mẹ Becamex IDC), sẽ đứng ra chi trước. Lợi nhuận sau đó sẽ được tính toán ăn chia chi ly. Cụm 2 sân đã đi vào hoạt động gần 1 tháng nay. Trung bình một ngày, khai thác chừng 8 tiếng/sân, thế cũng gần như kín mít. “Chẳng biết tương lai thế nào, nhưng hãy cứ làm đã. May mắn là mình không phải thuê đất, nên cũng bớt lo”, Thế Anh trầm ngâm...
Nhiều tác giả- 1993-1996:
Nguyễn Văn Tốt
- 1999:
Nguyễn Vân
- 2001-2002:
Vương Tiến Dũng
- 2002:
Lưu Mộng Hùng
- 2003-2004:
Terry Wetton
- 2004:
Trương Hữu Nhã
- 2004-2007:
Nguyễn Thành Kiểm
- 2007-2008:
Trương Hữu Nhã
- 2008-2009:
Nguyễn Văn Nhã
- 2009-2009:
Võ Văn Hùng
- 2009-2010:
Lư Đình Tuấn
- 2010:
Trương Hữu Nhã
- 2010-2011:
Vũ Quang Bảo
- 3/2011-4/2013:
Huỳnh Ngọc San
- 4/2013-:
Vương Tiến Dũng
- 1993-1996:
‘Rửa tay gác kiếm’ từ gần hai năm nay, những tưởng ông Dũng sẽ an hưởng tuổi già bên gia đình. Vậy mà, với lời mời gọi tha thiết của Cần Thơ, ông Dũng đã nhận lời để tái xuất với sân cỏ.
HLV Vương Tiến Dũng trở lại sau gần hai năm xa sân cỏ. Ảnh: Đức Đồng. Kể từ khi bắt đầu làm công tác huấn luyện năm 1998 (ở Thể Công) đến khi tạm nghỉ năm 2011 (Hải Phòng), ông Dũng trải qua sự nghiệp thăng trầm. Ông từng cùng Thể Công giành chức vô địch quốc gia mùa giải 1998. Một năm sau, HLV họ Vương lại cùng các học trò giành Siêu Cup và chức vô địch giải trẻ U21 quốc gia. Thể Công – đội bóng giúp ông Dũng thành danh khi còn là cầu thủ (từ năm 1965-1978) cũng chính là nơi vị tướng này có những khoảng thời gian đẹp nhất trong sự nghiệp cầm quân. Sau khi rời thủ đô đi tìm thử thách mới, HLV Vương Tiến Dũng chưa một lần giúp các đội bóng của mình tìm được ánh hào quang của những danh hiệu lớn.
Ông tới Cần Thơ năm 2001 ở giải hạng nhì hay bôn ba về Thanh Hóa, Hàng không Việt Nam rồi Bình Dương, Hải Phòng… Thành tích không đến nhưng đi đến đâu, ông Dũng cũng đều để lại dấu ấn khá đậm nét. Ở Cần Thơ, chiến lược gia họ Vương đưa đội lên chơi hạng Nhất. Tới Hải Phòng, ông giúp CLB đất Cảng giành hạng 3 V-League năm 2008, á quân mùa 2010. Trước đó, ông Dũng còn giành Cup quốc gia với Hòa Phát (năm 2006). Dù vậy, nhìn lại nghiệp huấn luyện của mình, ông Dũng tự nhận: “Số tôi lận đận lắm, không nơi nào trụ được lâu. Có lẽ mình không có số vô địch nên chỉ hạng nhì, hạng ba hay các Cup nho nhỏ”.
Không cá tính mạnh mẽ như HLV Lê Thụy Hải cũng không nhu mì như đồng nghiệp Mai Đức Chung, ông Dũng thuộc dạng chiến lược gia khá lập dị. Ông mạnh mẽ trên sân bóng, sẵn sàng quát tháo cầu thủ dữ dội nhưng khi mọi việc qua rồi, ông lại hiền lành một cách bất ngờ. “Tôi không phải người nóng nảy nhưng tính tình hay cả nể nên nhiều lúc sống thiên về tình cảm”, ông Dũng tâm sự.
Cũng vì cách sống nặng tình mà vị HLV họ Vương luôn được các học trò, CĐV yêu quý. Ông cũng chưa bao giờ ngại khó, kể cả việc quay lại nơi mình từng phải nghỉ việc. Chính vì thế, vị thuyền trường này đã có lần rời Thể Công rồi trở lại, bị Hải Phòng sa thải nhưng cũng tái xuất. Và bây giờ, ông Dũng lại “lụy tình” để về với Cần Thơ, đội bóng ông từng làm việc ở mùa giải 2001-2002.
Ở Cần Thơ, bóng đá không phải là môn thể thao được ưu tiên đầu tư hàng đầu. Trải qua nhiều thăng trầm, Cần Thơ vẫn chỉ là đủ sức trụ hạng chứ chưa bao giờ đặt mục tiêu thăng hạng. Chỉ đến khi mùa bóng này, giải hạng Nhất có 3 suất lên hạng, họ mới có đích ngắm cụ thể cho mình. Trong khi người hàng xóm An Giang đang chễm chệ chiếm ngôi đầu bảng, kẻ láng giềng Đồng Tháp cũng thay máu, Cần Thơ phải “chạy đua” để không cảm thấy thua thiệt. Và đó là lý do để lãnh đạo đội tìm người cũ Vương Tiến Dũng.
HLV Vương Tiến Dũng chấp nhận thử thách ở Cần Thơ. Ảnh: Đức Đồng. Đào tạo trẻ thiếu, Cần Thơ đang phải trông cậy vào dàn quân tứ xứ. Việc quản lý và tạo động lực thi đấu cho tập thể sẽ là bài toán tới HLV Vương Tiến Dũng. Liệu bằng cái tình và cách quản lý, chỉ đạo cầu thủ theo kiểu “lạt mền buộc chặt”, ông Dũng có thể lặp lại thành tích đưa Cần Thơ thăng hạng.
Từng có thời gian du học bóng đá tại trường Đại học TDTT quân sự ở Liên Xô cũ, nhưng chưa có bằng A AFC, ông Dũng về Cần Thơ với tư cách là Giám đốc kỹ thuật. Và hiện nay, sau 1 chuỗi thành tích không tốt của HLV Huỳnh Ngọc San, ông Dũng đã chính thức làm HLV Trưởng của đội tuyển bóng đá XSKT Cần Thơ.
Với gần 20 năm kinh nghiệm huấn luyện qua nhiều CLB, ông Dũng tự tin với thử thách đưa bóng đá vùng gạo trắng nước trong vượt vũ môn.(Nhiều tác giả)

